BANNER

MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM NỔI BẬT VỀ ĐỊA LÍ HUYỆN ĐIỆN BIÊN ĐÔNG

Thứ hai - 15/01/2024 21:38
Điện Biên Đông là một huyện miền núi, nằm ở vùng Tây Bắc Bộ, thuộc tỉnh Điện Biên.
- Huyện được thành lập vào ngày 7 tháng 10 năm 1995, theo nghị định 59/NĐ-CP. Huyện lỵ đặt tại thị trấn Điện Biên Đông, cách trung tâm thành phố Điện Biên Phủ trên 50 km.
- Trước năm 1995, địa bàn huyện Điện Biên Đông ngày nay là một phần của huyện Điện Biên.
- Vị trí địa lí của huyện Điện Biên Đông
+ Nằm ở phía đông nam tỉnh Điện Biên
+ Toạ độ địa lí: từ 20059B - 21030B và 1030Đ - 103032Đ
+ Phía bắc giáp huyện Mường Ẳng
+ Phía tây giáp huyện Điện Biên và thành phố Điện Biên Phủ
+ Phía nam giáp huyện Điện Biên và huyện Sốp Cộp, Tỉnh Sơn La.
+ Phía Đông giáp huyện Thuận Châu và huyện Sông Mã, Tỉnh Sơn La.
- Diện tích tự nhiên toàn huyện hơn 1200 km2 
- Khí hậu: thuộc vùng khí hậu nhiệt đới; nhiệt độ trung bình khoảng 220C. Ít chịu ảnh hưởng của bão. Gió Lào hoạt động khoảng từ tháng 3 đến tháng 5 hằng năm, ảnh hưởng lớn đến đời sống nhân dân. Mùa lạnh và khô từ tháng 11 năm nay đến tháng 4 năm sau; Mùa nóng và ẩm từ tháng 5 đến tháng 10. Lượng mưa trung bình khoảng từ 1600- 1700mm/ năm, mưa nhiều vào các tháng 6,7,8.
- Thủy văn: Huyện Điện Biên Đông thuộc lưu vực của Sông Mê Công và Sông Mã. Các sông suối của huyện đều bắt nguồn từ núi cao nên hệ thống sông suối rất dốc và nhiều thác ghềnh thuận lợi để phát triển thuỷ điện. Hiện nay nhiều công trình thuỷ điện đã và đang được xây dựng trên địa bàn (Nhà máy thuỷ điện Mường Luân 1,2, nhà máy thuỷ điện Sông Mã…) nhằm phục vụ cho nhu cầu của người dân và xuất khẩu điện.
- Huyện có 14 đơn vị hành chính trực thuộc bao gồm 1 thị trấn Điện Biên Đông và 13 xã: Chiềng Sơ, Háng Lìa, Keo Lôm, Luân Giói, Mường Luân, Na Son, Nong U, Phì Nhừ, Phình Giàng, Pú Hồng, Pú Nhi, Tìa Dình, Xa Dung.
- Dân số của Huyện hiện nay trên 70 nghìn người. Với mật độ dân số 58 người/km2. Các dân tộc chủ yếu sinh sống trên địa bàn Huyện bao gồm H'Mông, Thái, Khơ Mú, Lào, Xinh Mun, Kinh. Mỗi dân tộc có tập quán sinh hoạt, tín ngưỡng và trang phục riêng.
- Cơ cấu kinh tế: Nền kinh tế còn nhỏ bé chưa phát triển, ngành kinh tế chủ yếu là nông nghiệp- lâm nghiệp, sản phẩm chính của huyện là nông sản, có một số sản phẩm nổi tiếng như lạc đỏ Na Son, Bí xanh Tìa Dình, khoai sọ Phì Nhừ…
- Một số địa điểm du lịch:
+ Tháp Mường Luân tại bản Mường Luân 1, xã Mường Luân, huyện Điện Biên Đông, được xếp hạng di tích lịch sử văn hoá cấp I, cấp quốc gia từ năm 1980.
+ Tháp Chiềng Sơ tại bản Nà Muông, xã Chiềng Sơ, huyện Điện Biên Đông, được xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia năm 2011.
+ Hang Mường Tỉnh tại bản Trống, xã Xa Dung, huyện Điện Biên Đông, được xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia năm 2011.
- Tổ chức lãnh đạo:
+ Ông Mùa A Vảng: Uỷ viên dự khuyết BCH TW Đảng, Uỷ viên BTV Tỉnh uỷ, Bí thư Huyện uỷ, Chủ tịch HĐND huyện Điện Biên Đông.
+ Ông Bùi Ngọc La: Phó Bí thư Huyện uỷ, Chủ tịch UBND Huyện Điện Biên Đông.

Tác giả bài viết: Thanh Hòa

Nguồn tin: THPT Trần Can:

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Liên kết Website

 

 

 

 

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập5
  • Hôm nay1,704
  • Tháng hiện tại78,581
  • Tổng lượt truy cập1,599,118
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây